Thiếu vitamin B12 rất phổ biến, đặc biệt là theo tuổi tác, và có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng như mệt mỏi, mất cân bằng, thiếu máu, tê và ngứa ran ở tứ chi, và đau khớp.
Mức vitamin B12 thấp không được điều trị, theo thời gian sẽ làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi, cuối cùng sẽ dẫn đến các vấn đề về cử động.
Những đối tượng nào dễ thiếu vitamin B12?
Những người có nguy cơ cao thiếu vitamin B12 gồm:
- Những người ăn chay trường khi chế độ ăn uống không có các phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt ở những người ăn thuần chay.
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và tàn tật
- Người bị thiếu máu ác tính có thể thiếu vitamin B12.
- Người có vấn đề về đường ruột như: Cắt ngắn ruột non, bệnh Crohn, viêm dạ dày, bệnh celiac và bệnh viêm ruột có thể dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B12. Bởi vì các tình trạng sức khỏe này ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamn B12 bị giảm đi.
- Ở những người nghiện rượu mạn tính có thể thiếu vitamin B12. Bởi vì cơ thể của họ cũng không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.
- Những người bệnh tiểu đường dùng thuốc điều trị bằng metformin được khuyên nên theo dõi nồng độ vitamin B12. Bởi thuốc trị tiểu đường metformin có thể làm giảm sự hấp thu của loại vitamin này.
Bổ sung vitamin B12 như thế nào?
Bổ sung vitamin B12 qua thực phẩm là an toàn nhất
Bổ sung vitamin B12 bằng thực phẩm
Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, chẳng hạn như cá, thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa.
Các nguồn cung cấp vitamin B12 trong chế độ ăn uống tốt bao gồm: Thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm; cá, đặc biệt là cá tuyết chấm đen và cá ngừ; các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, pho mát và sữa chua; trứng; một số loại sữa đậu nành và ngũ cốc ăn sáng được tăng cường vitamin B12.
Tốt nhất là duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và nhận đủ lượng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trước khi cần điều trị tích cực. Các triệu chứng của sự thiếu hụt có thể dễ dàng tránh được bằng một chế độ ăn uống lành mạnh.
Bổ sung bằng thuốc khi nào?
Đối với một số người gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12 từ các nguồn thực phẩm và có thể cần phải uống thuốc bổ sung. Điều này bao gồm người lớn tuổi, bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu ác tính và những người bị rối loạn đường ruột có thể gặp vấn đề trong việc hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm.
Các chất bổ sung có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm. Những người ăn chay trường có thể dùng các chất bổ sung để tránh thiếu hụt, vì chế độ ăn thuần chay loại bỏ các sản phẩm thịt cung cấp B12 một cách tự nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú.
Điều trị bằng cách tiêm vitamin B12 được thực hiện cho những người có vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi bổ sung bằng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.
Một số bất lợi khi dùng vitamin B12
Đối với vitamin B12 dạng uống, khi được sử dụng với liều lượng khuyến cáo cho những người khỏe mạnh thường an toàn. Ở dạng tiêm (đặc biệt khi dùng liều cao) có thể gây ra mất số bất lợi sau: Tiêu chảy nhẹ, ngứa, phát ban da, đau đầu, chóng mặt,buồn nôn hoặc nôn, sưng tấy…
Vitamin B12 có thể gây ra các phản ứng dị ứng rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng (phản ứng phản vệ), bao gồm: Sưng mặt, lưỡi và cổ họng, khó nuốt và khó thở. Nếu xảy ra sau khi dùng vitamin B12 cần được cấp cứu kịp thời.
Một số loại thuốc có thể tương tác với vitamin B12 gồm: Thuốc trị tiểu đường metformin, thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng histamine H2 (thường được sử dụng cho bệnh loét dạ dày tá tràng). Tất cả những loại thuốc này có thể cản trở sự hấp thụ vitamin B12. Các kháng sinh như chloramphenicol, hoặc chloromycetin, cũng có thể ảnh hưởng sản xuất tế bào hồng cầu ở những người uống bổ sung.