I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƯƠNG KHỚP
Bệnh xương khớp là tên gọi chung cho những bệnh liên quan đến xương và khớp với những biểu hiện thấy là đau nhức, sưng khớp. Nó khiến cho người bệnh bị hạn chế trong việc vận động. Có rất nhiều loại bệnh xương khớp khác nhau, mỗi bệnh lại có những nguyên nhân riêng biệt. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
1. Tuổi tác
Nguyên nhân đau nhức xương khớp đầu tiên phải kể đến đó là tuổi tác. Vì theo thời gian, các cơ quan đều phải đối mặt với sự lão hóa, một trong số đó là hệ thống cơ xương khớp.
Đầu tiên là sụn – một cấu trúc quan trọng của khớp. Theo thời gian, khi khớp bị lão hóa, quá trình phá hủy sụn sẽ diễn ra nhanh và nhiều hơn, làm cho sụn mỏng dần, chất nhờn ở đầu khớp xương giảm đi, từ đó làm giảm sự vận động trơn tru của khớp, khiến hai đầu khớp cọ xát vào nhau gây đau. Đồng thời, áp lực của cơ cũng sẽ chèn ép lên khớp, gây đau nhức, đặc biệt khi vận động hay thay đổi tư thế.
Song song với đó, khi chúng ta già đi, quá trình phá hủy xương sẽ diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo xương, điều này làm thay đổi mật độ cấu trúc của xương, khiến xương trở nên xốp hơn, dễ đau nhức hơn và dễ gãy hơn. Dây chằng và mô liên kết ở các khớp cũng trở nên kém đàn hồi hơn theo tuổi tác. Dẫn tới tình trạng khớp kém linh hoạt, phạm vi chuyển động giảm. Lâu dần có thể dẫn tới cứng khớp và đau nhức xương khớp.
2. Cân nặng
Cân nặng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khớp mà nó còn gây đau. Khi thừa cân, béo phì, tình trạng lão hóa toàn thân và thoái hóa sụn khớp sẽ tiến triển nhanh hơn. Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người béo phì là theo cơ chế sau:
Theo tổ chức Viêm khớp, mỗi khi chúng ta đi bộ, chạy hay lên xuống cầu thang, lực tác động lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, có thể lớn hơn 2 đến 3 lần trọng lượng cơ thể; và hệ thống xương – cơ – dây chằng của chúng ta được thiết kết để có khả năng chịu lực của một người có trọng lượng bình thường (với BMI từ 18,5 đến 25,0). Vì thế, khi trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép, hệ thống này sẽ bị quá tải, áp lực lên sụn giữa các khớp lớn hơn mức cho phép, dẫn đến các sụn khớp bị hao mòn và phá hủy nhanh hơn. Cộng hưởng với đó là quá trình lão hóa sớm ở những người thừa cân, sụn và xương lại càng nhanh chóng thoái hóa, gây đau đớn. Có thể nói, thừa cân càng sớm, nguy cơ đau nhức xương khớp càng nhiều.
3. Di truyền
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, di truyền ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tiến triển các cơn đau nhức xương khớp hoặc làm cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Ở mức độ sinh học, các gen được cho là có liên quan đến tình trạng đau nhức xương khớp là:
Gen COMT. Làm tăng độ nhạy cảm đau khớp và có liên quan đến bệnh viêm khớp;
Gen TRPV1 và gen PACE4 PCSK6. Có liên quan đến đau khớp gối.
Trong thực tế, để nhận thấy tính di truyền của các bệnh về khớp, chúng ta chỉ cần nhìn vào mối quan hệ gia đình. Nếu trong gia đình bạn có người thân máu mủ (ông bà, anh chị em, cha mẹ,…) có người bị đau khớp, bạn sẽ có khả năng cao bị đau nhức xương khớp.
4. Thiếu hoạt động thể chất
Theo OrthoInfo, một ấn phẩm của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, không hoạt động thể chất sẽ khiến hệ thống cơ xương khớp thay đổi, dẫn tới tăng nguy bị cứng khớp, viêm khớp, đau xương khớp và teo cơ. Không chỉ vậy, nó còn gây ra một loạt rủi ro sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương, béo phì,… đây chính là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, gây ra đau khớp.
Khi cơ thể được giữ ở một trạng thái nhất định (đứng, ngồi, nằm) trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các cơ, gân bị co cứng, kém linh hoạt. Vì thế, khi chúng ta hoạt động, các khớp xương có nguy cơ bị dễ bị đau nhức hơn. Hơn nữa, việc ít vận động cũng giảm khả năng tuần hoàn máu đến khớp. Lúc này, khả năng tưới máu nuôi dưỡng các sụn khớp không được đáp ứng kịp thời, theo thời gian khiến cho bề mặt sụn khô sần, bong tróc làm biến đổi cấu trúc khớp. Chính sự tổn thương của sụn khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp. Tổ chức viêm khớp cũng khẳng định rằng, những người không hoạt động thể chất đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp cao hơn những người hoạt động thể chất đầy đủ lên tới 54%.
5. Nhiễm khuẩn
Việc nhiễm khuẩn có thể gây ra đau nhức xương khớp và nhiều loại bệnh khớp khác nhau. Có thể kể tới là:
Viêm khớp nhiễm khuẩn do nhiễm trùng Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Loại viêm khớp này thường khởi phát khi bạn bị nhiễm trùng da, tiết niệu, tụ cầu khuẩn theo đó lây lan vào máu và đi tới khớp.
Sốt thấp khớp xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng cổ họng, do một loại vi khuẩn được gọi là Liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Nhóm vi khuẩn này có chứa một loại protein tương tự như protein trong cơ thể, hệ thống miễn dịch khi tấn công để tiêu diệt các vi khuẩn này có thể bị nhầm lẫn với cả chính các mô trong cơ thể, đặc biệt là mô của tim, khớp, da và hệ thần kinh trung ương. Phản ứng hệ thống miễn dịch này dẫn đến sưng các mô, đau khớp,…
Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng sưng đau khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, bộ phận sinh dục, hệ tiêu hóa hoặc ruột. Có vô số vi khuẩn gây viêm khớp phản ứng, có thể kể tới là: Chlamydia, Salmonella, Yersinia, Clostridium difficile,…
6. Hút thuốc
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh viêm khớp dạng thấp (đặc biệt là nếu bạn có thêm cả khuynh hướng di truyền) và nhiều tình trạng đau cơ xương khớp mãn tính khác. Nghiên cứu cho thấy, hút thuốc là làm cản trở hệ thống tuần hoàn của cơ thể và ngăn chất dinh dưỡng chảy vào cơ và khớp. Điều này khiến tình trạng đau nhức xương khớp xảy ra và xảy ra một cách nghiêm trọng. Khói thuốc lá cũng có tác động tiêu cực đến chuyển hóa sụn. Nghiên cứu trên động vật và in vitro đã chỉ ra rằng, các thành phần của khói thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến chức năng chondrocyte trong đĩa đệm, ức chế sự tăng sinh tế bào và tổng hợp ngoại bào, điều này tác động tiêu cực đến chức năng trong sụn khớp. Đàn ông bị thoái hóa khớp gối, nếu hút thuốc sẽ bị mất sụn nhiều hơn và đau khớp gối nghiêm trọng hơn so với những người đàn ông không hút thuốc.
7. Ngồi, làm việc sai tư thế
Tư thế ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Nhiều người thường có thói quen ngồi chúi về phía trước hoặc còng lưng. Tư thế ngồi này làm tăng áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị đè nén, gây đau nhức lưng, cổ, thúc đẩy quá trình thoái hoá cột sống diễn ra nhanh hơn, thậm chí làm biến dạng cột sống. Việc ngồi làm việc liên tục, đánh máy vi tính liên tục cũng làm cho các cơ, khớp bị căng cứng, đau nhức. Lâu ngày gây ra phù nề, thoái hóa khớp, nếu nặng cần phải có chỉ định phẫu thuật. Vì vậy, không nên xem thường nguyên nhân tưởng chừng như rất bình thường này.
8. Lao động nặng
Những người lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn. Việc thường xuyên phải khuôn vác nặng làm tăng áp lực lên các khớp (khớp cổ, khớp gối, khớp háng và cột sống) khiến phần sụn khớp nhanh chóng bị tổn thương, các khớp và cột sống bị biến dạng, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa gây đau đớn cho người lao động.
9. Thể thao sai cách
Chơi thể thao rất tốt cho hệ xương khớp, nhưng chơi thể thao không đúng cách lại phản tác dụng. Chơi thể thao không đúng cách khiến lực liên tục tác động vào một khớp (như đá banh, đánh tennis không đúng,…) cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gây ra đau khớp.
10. Lắng đọng canxi pyrophotphat
Lắng đọng canxi pyrophotphat là nguyên nhân gây ra bệnh giả gút (bệnh Pseudogout). Giả gút là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng sưng đau đột ngột ở một hay nhiều khớp, phổ biến nhất là khớp đầu gối. Khi các tinh thể canxi pyrophotphat tích tụ trong khớp và các mô bao quanh khớp, nó sẽ gây viêm và đau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ tại sao các tinh thể này lại hình thành trong khớp của chúng ta, nhưng đa số cho rằng tuổi tác có thể là lý do, bởi một nửa dân số trên 85 tuổi gặp phải tình trạng này.
11. Urate tích tụ trong khớp
Khi urate tích tụ trong khớp của bạn, nó có thể gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội các khớp, đặc biệt là khớp gốc ngón chân cái. Đây chính là biểu hiện của bệnh gút. Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải khỏi cơ thể bằng đường tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận của bạn bài tiết quá ít axit uric, dẫn đến sự tích tụ của các tinh thể muối urate.
12. Chấn thương khớp
Chấn thương có thể ảnh hưởng đến sụn, khớp và các cấu trúc quanh khớp như dây chằng, túi mạc nối, gân. Điều này dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp, trật khớp, bong gân hay thậm chí là gãy xương.
II. CÁCH CHỌN THUỐC BỔ XƯƠNG KHỚP TỐT NHẤT
Giữa vô vàn các sản phẩm về xương khớp, để tìm được một sản phẩm thực sự hiệu quả và phù hợp không phải là điều dễ dàng. Để đánh giá sản phẩm dành cho xương khớp đó tốt hay không bạn cần căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
- Sản phẩm cần có thành phần chính là Glucosamine và một số thành phần khác như: MSM, Vitamin D, colagen tuýp 2,... để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh đồng thời giúp chăm sóc xương khớp.
- Sản phẩm đảm bảo công dụng:
+ Cải thiện nhanh và giảm tổn thương ở khớp hiệu quả, như: giảm tình trạng sưng đau khớp, khó chịu, tấy đỏ, giảm tối đa các ảnh hưởng của bệnh đối với sinh hoạt, công việc ; cải thiện hoạt động xương khớp, giúp xương khớp linh hoạt hơn,...
+ Giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, có độ đàn hồi cao và ngăn chặn, phòng ngừa được tình trạng đau đớn mỗi khi "trái gió trở trời",...
- Độ an toàn: Các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ khớp phải được Bộ Y tế kiểm tra và chứng nhận độ an toàn, không gây tác dụng phụ và được cấp phép lưu hành trên thị trường,...
* CADIMAX PLUS
- Thành phần: 1 seving
- Calcium Aspatate: 840mg
- Cholecalciferol (D3): 400UI
- Ginkgo biloba Ext: 100mg
- Zinc glycinate: 30mg
- Pyridoxine 8mg
- Magnesium Citrate: 140mg
- Đối tượng sử dụng:
- Bệnh nhân bị loãng xương do thiếu calci
- Những bệnh nhân gãy, vỡ, rạn xương do chấn thương.
- Người bị thoái hóa cột sống, mất canci, dẹp đốt sống lưng, thắt lưng, đốt sống cổ.
- Thiếu niên ở độ tuổi phát triển.
- Người cao tuổi, người bị bệnh bất động nằm lâu ngày.
- Phụ nữ tuổi mãn kinh.
- Bệnh nhân bị mắc bệnh lao cột sống.
- Hội chứng tiền đình, đau vai gáy, thoát vị địa đệm.
- Chống chỉ định:
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai ( Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kì).
- Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa canci cần tham vấn Bác sĩ truocs khi dùng
- Trẻ em dưới 6 tuổi cần tham vấn Bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không dùng cho những người bị dị ứng với các thành phần của sản phẩm
- Hướng dẫn sử dụng & kiều dùng:
- Liều dùng trị liệu bệnh cho các trường hợp bệnh nhẹ 2-3 viên/24 giờ. Các trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều lên 4 viên/24 giời hoặc tham vấn ý kiến Bác sĩ, Dược sĩ ( Chia 2 lần sáng & chiều, dùng xa bữa ăn). Dùng phòng ngừa hoặc phối hợp trị liệu 2 viên/24 giờ. Chú ý giảm liều khi dùng sản phẩm cùng với các sản phẩm thuốc khác có chứa các thành phần calci & Magne.
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.