Một vài dấu hiệu điển hình nhận biết nguy cơ mắc bệnh sán lợn

Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành.

Bác sĩ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: Một số dấu hiệu nhận biết người bệnh có mặc bệnh hay không: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng... Để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não, ở cơ thì phải làm một số xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện bệnh. Các biểu hiện về sán trưởng thành có thể gây rối loạn tiêu hóa, người bệnh đi ngoài ra phân có đốt xám.

nhận biết và phòng tránh dịch sán lợn

Nếu sán làm tổ trong não sẽ gây ra hiện tượng co giật và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những co giật, ngất xỉu đột ngột.

Tác hại khi ăn phải lợn nhiễm sán

Gây hại da

Ấu trùng sán lợn sẽ coi cơ thể người là vật chủ và hút chất dinh dưỡng để phát triển. Khi thường nổi u nang ở mặt trong da, cơ nổi rõ cục nhỏ như hạt gạo, gây ra tình trạng ngứa ngáy, mưng mủ và viêm da.

Gây hại hệ thần kinh

Trong thời gian "nhạy cảm" này nếu ăn thịt lợn nấu chưa chín kỹ sẽ có nguy cơ bị nhiễm sán rất cao. Ấu trùng sán sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng phát triển trong đường ruột và gây ảnh hưởng đến não bộ của con người. Nếu cơ thể chúng ta tiếp xúc với chất thải của lợn bị nhiễm sán hoặc với người bị nhiễm bệnh thì cũng có nguy cơ lây sán qua một số mô trong cơ thể.

Khi ấu trùng sán tấn công được vào hệ thần kinh của con người sẽ dấn tới bệnh ấu trùng sán dây lợn ở não. Nó không chỉ gây tổn thương ở não bộ mà còn dẫn đến bệnh động kinh, đau đầu, buồn nôn, suy giảm trí nhớ, rối loạn vận động...

Gây hại mắt

Ấu trùng sán có thể đi vào mắt để kí sinh và gây ra tình trạng lồi nhãn cầu. Và rất có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm: lác mắt, bong võng mạc, suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Gây hại tim mạch

Nếu ấu trùng sán làm tổ trong tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới van tim và đẩy nguy cơ bị suy tim đột ngột lên cao. Trong trường hợp thấy vùng tim có biểu hiện đau nhức thường xuyên, hãy lập tức tới các cơ sở y tế vì có khả năng bạn đã trở thành “vật chủ” của sán lợn.

Tác hại khi ăn phải lợn nhiễm sán

Gây hại cho hệ tiêu hoá

Bạn nhiễm sán lợn do ăn uống thì không thể bỏ qua nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Người bệnh không những bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, giảm cân mất kiểm soát, cơ thể gầy còm, ốm yếu mà còn kéo theo các triệu chứng khó tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,...

>>>> Ăn phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có sao không?

124 trẻ Bắc Ninh nhiễm sán lợn sau 2 ngày xét nghiệm tại Hà Nội

Trong vài ngày qua, nhiều cháu nhỏ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã được gia đình đưa đến Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương để khám xác định bệnh ấu trùng sán lợn.

Đến sáng 17/3 đã có hơn 1.500 trẻ xã Thanh Khương được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 124 bé dương tính với sán lợn.

Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, hiện có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn. Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Con số vẫn chưa dừng tại đó vì vẫn còn rất nhiều bé chưa có kết quả xét nghiệm. Điều này cho thấy người dân cần hết sức "tỉnh táo" nhận biết và phòng tránh dịch sán lợn. Nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì "ngay lập tức" đi khám và xét nghiệm các chỉ số.

Để đảm bảo sức khỏe cho mình và cả gia đình, người dân cần lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).