Hiện nay, nhiều người thắc mắc “tiểu đường có ăn được đu đủ không?” hay “bị tiểu đường ăn gì?” để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Đu đủ là một trong những loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất và các loại chất dinh dưỡng khác, giá tương đối rẻ và có thể được sử dụng thay thế cho các tình trạng sức khỏe khác nhau (táo bón, thừa cân...). Dinh dưỡng của đu đủ trong 100g gồm có năng lượng (163 Kj), protein, carbohydrate (16mg), chất béo, chất xơ...Thành phần đường trong đu đủ khá ít, do vậy nếu bị tiểu đường mà ăn đu đủ lượng vừa phải thì sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.
Thắc mắc “tiểu đường có ăn được đu đủ không?” thì câu trả lời là có. Ăn đu đủ tốt cho bệnh nhân tiểu đường bởi có chỉ số đường huyết thấp (GI = 25). Sau khi ăn đu đủ, lượng đường sẽ phóng thích từ từ vào trong máu nên sẽ không làm tăng lượng đường của bệnh nhân. Bên cạnh đó, ăn đu đủ có nhiều chất xơ giúp điều trị táo bón, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng đu đủ.
Để đảm bảo an toàn khi ăn đu đủ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Không nên ăn đu đủ quá nhiều trong 1 lần mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày;
- Nên ăn đu đủ cả miếng ;
- Sử dụng nước ép đu đủ sẽ làm gia tăng lượng đường;
Đối với bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể ăn đu đủ nhưng cần có những lưu ý riêng khi ăn đu đủ để không ảnh hưởng tới thai nhi.
- Chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần trên tuần và khẩu phần chỉ là một miếng nhỏ để kiểm soát tối đa hàm lượng đường trong máu.
- Ăn đu đủ ở mức độ vừa phải. Thai phụ không nên ăn đu đủ xanh để hạn chế nguy cơ bị co thắt tử cung. Không nên ăn đu đủ quá chín để tránh tình trạng con sinh da bị vàng da do tác động của beta carotene.
- Thai phụ tiểu đường thai kỳ đang gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và đường ruột cũng nên cân nhắc trước khi ăn đu đủ quá chín.
Tóm lại, việc tìm hiểu “tiểu đường có ăn được đu đủ không?” hay “bị tiểu đường ăn gì?” sẽ giúp cho người bệnh có được chế độ dinh dưỡng phù hợp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.