Phì đại tuyến tiền liệt mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị dứt điểm thì có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới. Vì vậy, bạn cần chú ý các biểu hiện sau, nếu có thì bạn rất có thể đang bị biến chứng do phì đại tuyến tiền liệt gây ra.

biến chứng phì đại tuyến tiền liệt

Hình thành sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là khối rắn nằm trong bàng quang, hình thành do các khoáng chất trong nước tiểu kết tinh lại với nhau. Đôi khi, trong bàng quang chỉ có duy nhất 1 viên sỏi phát triển lớn dần nhưng cũng có trường hợp, một nhóm các loại sỏi khác nhau cùng tồn tại.

Sỏi bàng quang có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nếu kích thước nhỏ, khi chúng lớn dần lên, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

– Đái ngắt ngừng: Người bệnh đang đi tiểu bỗng nhiên ngưng lại, đau dương vật (nam giới), thay đổi tư thế lại có thể đi tiểu bình thường trở lại. Ở bé trai thường gặp “dấu hiệu bàn tay khai” do trẻ đưa tay bóp lấy dương vật vì tiểu đau.

– Đái rắt: đặc biệt là vào ban ngày do người bệnh vận động nhiều, sỏi di chuyển gây kích thích bàng quang.

– Đau ở vùng bụng dưới.

– Nước tiểu đục hoặc có màu tối bất thường.

– Tiểu ra máu, tiểu buốt cuối bãi.

Nhiễm trùng tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có nhiều cách phân loại:

Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên, bao gồm viêm bể thận-thận cấp, viêm thận- bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ, và nhiễm trùng niệu dưới, bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến.

Phân loại theo diễn biến: Nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu biến chứng là nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, hay gặp ở người có những bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết, các bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.

Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm trùng đường tiết niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

nhiễm trùng đường tiết niệu

Bí tiểu mạn tính dẫn đến ứ nước thận

 Nếu bí tiểu cấp tính gây khó chịu, đau đớn thì bí tiểu mãn tính lại khiến người bệnh gặp khó khăn khi rặn tiểu. Thậm chí, vừa đi tiểu xong thì người bệnh đã có cảm giác muốn đi tiểu lại. Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng có thể gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng cho người bệnh. 

Giai đoạn mãn tính có các biểu hiện như:

 - Không gây đau buốt khi tiểu và biểu hiện chủ yếu là dòng nước tiểu yếu.

 - Gặp tình trạng tiểu khó và tiểu không hết trong thời gian dài.

 - Luôn có cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu không được.

 - Nước tiểu tồn đọng trong bàng quang tăng dần gây căng tức bụng dưới.

 - Về lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho thận, gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang.

suy thận

Suy giảm chức năng thận và có thể dẫn đến suy thận

Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể. Chính vì tầm quan trọng của thận nên sức khỏe thận luôn là điều bạn cần phải lưu tâm.

Suy thận nói riêng là bệnh diễn ra âm thầm nhưng rất nguy hiểm, các dấu hiệu của bệnh do đó cũng rất khó nhận diện

Phì đại tuyến tiền liệt nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nam giới cần chú ý sức khỏe và điều trị dứt điểm bệnh lý này. Nên đi khám để tìm ra nguyên nhân điều trị tránh việc tự ý điều trị sẽ có thể gây ra phiền toái nguy hiểm.

Duy trì thói quen tốt giảm thiểu tình trạng mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt

- Đi khám định kỳ tuyến tiền liệt 6 tháng/ năm

- Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt tuyệt đối bỏ rượu, bia, không ăn thức ăn cay nóng (tiêu, ớt, gừng)

- Phải uống đầy đủ từ 1,5- 2l nước/ ngày để đào thải chất cặn ra bên ngoài, không nên nhịn tiểu quá lâu, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục

- Chế độ tập thể dục: Ngoài chế độ ăn ra nam giới cần kết hợp với các bài tập để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Mỗi ngày tập thể dục khoảng 30 phút, tập dưỡng sinh hay chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của bản thân như bơi lội, chạy bộ, đi bộ…

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể: Theo các bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng thì việc dùng các thực phẩm giàu chất xơ được phân thành 2 loại, chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, giúp ức chế hoạt động gây ung thư trong tế bào tuyến tiền liệt và ngăn ngừa sự hình thành Polyp. Các thực phẩm có các chất xơ hòa tan, táo, cam, quýt, khoai tây, yến mạch, đậu hà lan, cải xanh, đậu xanh, dâu tây, chuối và quả lê,…